Tính bền vững + Nguồn gốc xuất xứ
Bạn từ đâu đến? Đây là câu hỏi đơn giản nhất mà mọi người thường hỏi nhau và câu trả lời không phải lúc nào cũng đơn giản như câu hỏi đó. Tương tự vậy vài thương hiệu cũng gặp khó khăn khi đưa ra câu trả lời vì người tiêu dùng luôn muốn tìm hiểu về quốc gia hoặc nơi xuất xứ, để biết thêm về chất lượng hoặc thuộc tính sản phẩm đó.
“Provenance branding” – Xây dựng thương hiệu nơi xuất xứ giải quyết được điều đó. Nó có thể làm rõ và cải thiện thông tin thông tin nguồn gốc thương hiệu hay sản phẩm trở nên có giá trị hơn về ý nghĩa, tính xác thực hay giá trị cảm xúc. Đồng hồ Thuỵ Sĩ, trái Kiwi, thịt nguội Parma đều là những sản phẩm có mức độ nhận diện cao về nguồn gốc xuất xứ. Có lẽ ví dụ được biết đến nhiều nhất là champagne Pháp. Champagne là tên gọi một vùng ở Pháp và được pháp luật bảo vệ.
Tại sao bây giờ là lúc Việt Nam có thể sẵn sàng cho chiến lược xây dựng thương hiệu xuất xứ bền vững?
Câu chuyện thương hiệu được xác thực
Việt Nam có truyền thống xuất khẩu lâu đời các sản phẩm và hàng hóa như cà phê, xoài, hải sản, hạt điều và lụa, cùng nhiều mặt hàng khác. Không chỉ xét về tư cách là quốc gia xuất xứ, Việt Nam còn là một địa điểm hoặc khu vực cụ thể có thể kể lên câu chuyện thương hiệu đích thực và thể hiện giá trị thực và được cảm nhận của những sản phẩm này.
Loại trái cây xoài hầu hết được trồng tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long như Đồng Tháp, Tiền Giang, Khánh Hoà, Đồng Nai, Vĩnh Long và An Giang.
Xoài tươi Việt Nam xuất khẩu đi 22 quốc gia và những sản phẩm khác chế biến từ xoài cũng được bày bán tại 53 nước khác. Vào năm 202, Việt Nam xuất khẩu gần 600,000 tấn xoài, nhiều hơn 42% so với năm trước đó.
Bên cạnh đó, lợi nhuận xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2021 cũng đạt trên 3 tỉ USD dù đại dịch Covid-19 xảy ra, chiếm khoảng 8.3% tỉ trọng thị trường xuất khẩu cà phê toàn cầu giúp cho VIệt Nam trở thành một trong những nước sản xuất lớn nhất thế giới. Loại cà phê Robusta được trồng tại Việt Nam chiếm nhiều hơn 90% tổng sản lượng sản xuất, tương đương hơn 10% tỉ trọng xuất khẩu năm đó của quốc gia.
Sản phẩm cà phê của Việt Nam đa số phân bổ tập trung tại vùng Cao nguyên trúng tâm (80%) và một lượng nhỏ cà phê Arabica hầu hết được trồng tại tỉnh Lâm Đồng, ở phía bắc tỉnh.
Việt Nam đang cố gắng vươn lên để sản xuất cà phê bền vững bằng cách áp dụng các mô hình sản xuất và phát triển phương án sản xuất tối ưu nhất vào chuỗi cung ứng quốc gia và khu vực. Từ đó tăng cường công tác phòng chống (ứng biến) biến đổi khí hậu và nền kinh tế tỉnh, đặc biệt là kinh tế của những hộ sản xuất nhỏ lẻ.
Điều này có ý nghĩa hơn việc xây dựng mảng xanh
Và trong khi các nhà phát triển bất động sản hàng đầu tại Việt Nam đã tung ra các dự án khu dân cư hệ sinh thái, như Vingroup, Phúc Khang, Gamuda Land và Sun Group. Việc phát triển bất động sản bền vững không chỉ để nhận các giải thưởng và chứng nhận cảnh quan, công trình xanh, mà điều đó nói lên rằng Việt Nam đang từng bước được công nhận nhờ những dự án bước ngoặt như Deutsches Haus, tòa nhà đầu tiên ở Việt Nam và là một trong số ít ở Đông Nam Á được trao hai chứng chỉ hiệu quả năng lượng: LEED Platinum và DGNB Gold.
Tiếp cận toàn diện hơn vào phát triển đô thị bền vững cũng góp phần xây dựng nét sôi động cho đô thị qua cách tạo ra những địa điểm giúp đa cộng đồng phát triển.
Vì sao đây là điểm tốt
Với nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về tính minh bạch của chuỗi cung ứng toàn cầu, thực hành sản xuất và tìm nguồn cung ứng có đạo đức cũng như nhân quyền, Việt Nam có cơ hội áp dụng các nguyên tắc và thực tiễn bền vững vào các câu chuyện thương hiệu xuất xứ.
Và không chỉ để kể cho thế giới biết về xuất xứ sản phẩm, mà còn để kể nhiều hơn về điểm tốt và những lợi ích sẽ được mang lại trong nhiều năm tới.
Bài viết này được xuất bản lần đầu trong Sustainable Vietnam: A Focus on Sustainability, Partnerships, and Impact ngày 19 tháng 5 năm 2022.