Tiêu dùng bền vững + Xây dựng thương hiệu
Theo nghiên cứu của Fitch Solutions, ngay khi Việt Nam thoát khỏi đại dịch chỉ số tiêu dùng được dự đoán sẽ tăng 5,7% mỗi năm với doanh số bán lẻ tăng tới 9% trong cùng kỳ. Tuy nhiên những thách thức vẫn còn đó. Ngoài lạm vấn đề lạm phát tiêu dùng và tắc nghẽn vận chuyển, tiêu dùng bền vững tiếp tục là chủ đề thảo luận hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ.
World Bank báo cáo rằng môi trường tự nhiên (rừng, hồ, sông và đại dương) cung cấp một phần đáng kể các nguồn tài nguyên cần thiết cho hộ gia đình ở các nước đang phát triển. Chính vì lý do này mà các các nước đang phát triển bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi vấn đề môi trường. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Theo nghiên cứu gần đây của MDPI, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến tiêu dùng bền vững. Họ có xu hướng hiểu biết sâu hơn về môi trường, các giá trị bền vững mạnh mẽ hơn và có thái độ tốt hơn đối với việc mua sắm bền vững so với quốc gia phát triển như Nhật Bản.
Tương tự như vậy, trong một cuộc khảo sát địa phương của IBM’s Institute for Business Value, 55% trong 14.000 người tiêu dùng được phỏng vấn cho rằng tính bền vững là một yếu tố cực kỳ quan trọng khi lựa chọn một thương hiệu và 62% sẵn sàng thay đổi hành vi mua hàng của họ để giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
Nuôi dưỡng văn hóa tiêu dùng bền vững
Tuy nhiên, ở Việt Nam có những hạn chế về mặt cấu trúc và hệ thống đối với phát triển bền vững. Dựa trên một nghiên cứu của UNESCAP, có tới 85% chất thải không qua xử lý ở Việt Nam được xử lý tại các bãi chôn lấp thiếu mục tiêu tái chế. Bên cạnh đó, việc thiếu quy định mua sắm thân thiện môi trường cũng chi phối hoạt động sản xuất bán lẻ và bảo vệ môi trường. Điều này cho thấy khả năng thực hành tiêu dùng bền vững tại Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Để giải quyết thách thức này, chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện các chính sách phát triển bền vững. Thành phố Hồ Chí Minh vừa phát động Chiến dịch Tiêu dùng xanh; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã được ban hành vào cuối năm ngoái; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” hồi đầu tháng 4; và sửa đổi Luật Bảo vệ Môi trường vào tháng Giêng để tích hợp kinh tế tuần hoàn trong kế hoạch chính phủ.
Mua sắm vì điều tốt nhất cho bạn
Các sáng kiến bền vững không chỉ có lợi cho môi trường mà còn mang ý nghĩa kinh doanh. Nghiên cứu do Nielson[ix] thực hiện cho thấy “86% người tiêu dùng tại Việt Nam sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm và dịch vụ đến từ các công ty cam kết mang lại tác động tích cực cho xã hội và môi trường”. Như vậy, trong khi người tiêu dùng dần thay đổi và chuyển sang sống xanh, sạch và khỏe hơn thì các thương hiệu cũng đang chuyển mình để đáp ứng nhu cầu ngoài kia.
Báo Đầu tư vừa tổ chức buổi tọa đàm “Giải pháp sáng tạo & thay thế nhựa dùng một lần hướng tới tiêu dùng xanh” vào ngày 23 tháng 6 năm 2022, mời các khu vực tư nhân (private sector) thảo luận các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa, nêu lên xu hướng hướng tới tiêu dùng bền vững.
Đại diện của ba nhà bán lẻ lớn thảo luận về các chiến lược và chương trình gần đây họ thực hiện để thúc đẩy tính bền vững. Aeonmall Việt Nam triển khai các chương trình thay đổi hành vi mua sắm tích cực hơn như hệ thống cho thuê túi mua sắm thân thiện với môi trường, tận dụng khay đựng bã mía, cắt giảm sử dụng túi ni lông trong bao bì,… Trong khi Tân Phú JSC đa dạng hóa danh mục sản phẩm nhằm kéo dài vòng đời sản phẩm. Còn trang thương mại điện tử Chợ Tốt nhắm đến Thế hệ Z trong các chương trình tái chế của họ.
Một điều quan trọng đối với thương hiệu là xây dựng niềm tin với người tiêu dùng. Thông qua việc thực hiện các chương trình phát triển bền vững để thúc đẩy tiêu dùng bền vững, các doanh nghiệp đã chứng minh mối quan tâm của họ đối với xã hội và môi trường. Từ đó các thương hiệu tiêu dùng có thể tích cực xây dựng lòng tin với tệp khách hàng của họ.
Bài viết này được xuất bản lần đầu trong Sustainable Vietnam: A Focus on Sustainability, Partnerships, and Impact ngày 25 tháng 8 năm 2022.